Sử dụng Win 8 PE cứu hộ máy tính chuyên nghiệp

Sử dụng Win 8 PE cứu hộ máy tính chuyên nghiệp – Nếu như các bạn đã từng nghiên cứu để tạo một chiếc usb boot có khả năng cứu hộ máy tính thì có lẽ đã nghe qua về WinPE rồi đúng không? Vậy các bạn đã biết về khái niệm và cách sử dụng WinPE hiệu quả chưa? bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ chia sẻ với các bạn bản Win 8 PêE rất mượt và nó chứa đầy đủ công cụ để các bạn cứu hộ máy tính từ đơn giản đến nâng cao. Thậm chí là có thể kết nối internet, nghe nhạc, xem phim, kết nối USB 3G….

WinPE là gì?

WinPE (Windows Preinstallation Environment) là một phiên bản rút gọn của phiên bản Windows được tạo ra với mục đích chủ yếu là để cài lại Windows từ một nguồn có sẵn ví dụ như USB, ổ cứng ngoài, mạng nội bộ…hoặc hỗ trợ khôi phục Win từ một bản sao lưu trước đó và nó được tạo ra nhằm thay thế cho môi trường DOS cổ lỗ sĩ.

WinPE hỗ trợ tốt trên cả 2 nền tảng là 32-bit và 64-bit, hỗ trợ driver, phần mềm…. có thể xây dựng một cách tùy biến, bổ sung, hỗ trợ nhiều ứng dụng và tính năng từ cơ bản đến nâng cao (tùy vào người tạo ra nó). WinPE có thể làm tất cả những gì mà Mini Windows làm được và có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa nhưng nhược điểm của WinPE đó là tự động ngưng chạy và reboot lại máy sau 72 giờ sử dụng liên tục, không hỗ trợ .NET Framework, không hỗ trợ Windows Installer (.msi)… Các bạn có thể tham khảo thêm tại Wikipedia.

Giới thiệu về Win 8 PêE

(Trước khi bắt đầu thì mình xin cám ơn tác giả anhdv đã tạo ra bản WinPE hoàn chỉnh để chia sẻ cho cộng đồng).

Win 8 PêE là môi trường cứu hộ máy tính mới, nhanh, mạnh, chuyên nghiệp và có độ tương thích rất tốt với phần cứng máy tính. Bản Win 8 PêE này còn có các gói ứng dụng riêng đi kèm, được tuyển chọn kỹ càng để phục vụ nhu cầu cứu hộ từ cơ bản đến nâng cao.

Thông tin chi tiết

Danh sách phần mềm trong gói Apps.wim

+ Antivirus
  • Kido Killer
  • Sality Killer
  • TDSS Killer
  • W32-xorist remove

+ Internet

  • Opera
  • IDM
  • Team Viewer Portable
  • DnsJumper
  • PEDialup

+ Multimedia

  • VLC
  • FSCapture
  • UltraISO
  • Free ISO Burner

+ Office

  • SoftMaker
  • SumatraPDF.

+ Partition Tools

  • Aomei Partition Assitant server
  • Partition Wizard
  • Partition Guru
  • Acornis Disk Director
  • Partition Table Doctor
  • Active Kill Disk

+ Recovery Tools

  • Acronis TrueImage 2014 Build 6673
  • PowerData Recovery
  • Active File Recovery
  • Active Partiton Recovery
  • EaseUS Data Recovery
  • Recuva
  • TestDisk

+ System Tools

  • Hw32 info
  • Defraggler
  • Rufus
  • Yumi
  • Bkav FixAttrb
  • Keyboard Test
  • LCD test
  • Produkey

Danh sách phần mềm trong gói Mytool.wim

  • AIDA64
  • MiniTool Power Data Recovery
  • Recuva, productkey, IsMyLcdOK, DoubleDriver
  • Acronis true Image 2014 build 6614
  • MiniTool Partition Wizard

Lý do nên sử dụng Win 8 PêE ?

  • Hỗ trợ phần cứng rất tốt.
  • Khởi động nhanh, giao diện tối ưu giúp bạn thao tác dễ dàng.
  • Có tài liệu hướng dẫn rất chi tiết.
  • Hỗ trợ boot theo chuẩn UEFI – GPT (đối với bản bản 64-bit nhé).
  • Hỗ trợ tốt cho Lan, Wlan, VGA, USB 3.0.
  • Gói ứng dụng phong phú, đa dạng được tác giả tuyển chọn rất kỹ.
  • Hỗ trợ các công cụ có trong Hiren Boot và DLC boot.

Công cụ cần chuẩn bị: tải full tại đây

      • Một chiếc USB hoặc DVD có dụng lượng  > 2GB.
      • Download bộ công cụ tại đây (Link MeGa khá nhanh :D). Upload thêm Link Fshare cho bạn nào có acc vip.
      • Update bản Win 8 PêE ngày 7-1-2016: Link Fshare

win8pe cứu hộ 1

Hướng dẫn sử dụng Win 8 PêE cứu hộ máy tính chuyên nghiệp:

Tải file hướng dẫn sử dụng Win 8 PêE rất chi tiết của anhdv tại đây.

win8pe cứu hộ 2

1. Cách tạo USB BOOT chuẩn BIOS – Lagacy với Win 8 PêE

Rất đơn giản, nếu bạn muốn tạo ra một chiếc usb boot để cứu hộ máy tính thì đầu tiên bạn tải phần mềm Rufus về tại đây.

Tiếp theo chúng ra sẽ ghi file Win8PE.iso ra USB bằng công cụ Rufus để tạo khả năng boot cho USB. Cuối cùng là bạn hãy copy 2 file w8pe32.wim và w8pe64.wim vào thư mục “WIM” trong USB là xong.

Chi tiết cách thực hiện:

Mở phần mềm “Rufus” ra và các bạn làm như hình dưới đây.

  1. Chọn đúng thiết bị usb mà bạn muốn tạo.
  2. Ở chuẩn BIOS thì bạn có thể giữ nguyên mặc định của chương trình.
  3. File system: Chọn định dạng sẽ Format, khuyên các bạn nên để ở định dạng NTFS để sau khi làm xong có thể đóng băng usb.
  4. Đặt tên cho USB.
  5. Nhấn vào biểu tượng hình chiếc đĩa rồi chọn đến file “w8pe.iso” mà lúc nãy bạn đã tải ở gói công cụ.
  6. Chọn “Open” để mở.
  7. Nhấn “Start” để chương trình bắt đầu ghi. Nếu chương trình có hỏi gì thì cứ OK > OK nhé.

win8pe cứu hộ 3

Đợi 1 lát cho chương trình chạy xong (hiện ra chữ “READY”) thì nhấn Close để đóng chương trình lại.

+ Tiếp theo bạn hãy mở USB ra và copy 2 file w8pe32.wim và w8pe64.wim đã tải ở gói công cụ vào Folder “WIM” trong USB.

win8pe cứu hộ 4

+ Tương tự như vậy bạn hãy copy các file “Apps.wim”, “MyTool.wim”, “Drv8x32.wim” và “Drv8x64.wim” vào thư mục “Apps” nằm trên thư mục gốc của USB nhé.

win8pe cứu hộ 5

Done! Như vậy là bạn đã tạo thành công một chiếc usb boot băng Win 8 PêE rất chuyên nghiệp rồi đó. Giờ mình sẽ test thử cho các bạn xem nhé.

Giao diện menu boot:

win8pe cứu hộ 6

Hình ảnh sau khi vào WinPE 32bit:

win8pe cứu hộ 7

2. Hướng dẫn Burn ra đĩa để dùng.

– Nếu bạn cài UltraISO vào máy sau đó mở file w8pe.iso ra, tiếp theo sau đó thêm file “Apps.wim”, “Apps.wim”, “MyTool.wim”, “Drv8x32.wim” và “Drv8x64.wim” vào thư mục “Apps”

– Tiếp theo thêm file “w8pe32.wim” và “w8pe64.wim” vào thư mục “WIM”.

– Cuối cùng Save lại và “Burn” ra đĩa để dùng.

3. Cách tạo USB BOOT chuẩn UEFI với công cụ Grub2

Ưu điểm của Grub2 là:

  • Hỗ trợ tạo Dual Boot UEFI và Legacy (boot winpe, linux, antivirus rescue…)
  • Bạn cũng có thể boot Grub4Dos (boot Legacy).
  • Tạo khả năng Boot nhiều hệ điều hành trên cùng một ổ cứng ví dụ (Windows, Mac, Linux…)
  • Khả năng tùy biến giao diện dễ dàng, menu boot rất dễ sử dụng và nó tương tự như Grub4Dos.

Đây là hình ảnh menu boot của Grub2.

win8pe 8

Giờ chúng ta sẽ tạo Dual Boot (UEFI và Lagacy) nhé, tức là bạn có thể boot được trên cả 2 chuẩn hiện nay. Máy tính nào cũng OK hết.

– Hướng dẫn boot UEFI với Grub2

Bạn gải nén file “BootGrub2.rar” nằm trong gói công cụ mà bạn đã tải phía trên về. Sau đó mở Folder “BootGrub2” ra và copy tất cả các file trong đó vào USB.

win8pe 9

+ Để Boot WinPE: Các bạn copy các file w7pe32.wim (nếu có), w8pe32.wim và w8pe64.wim vào thư mục “WIM” trong USB. Tiếp theo copy các file “Apps.wim”, “MyTool.wim”, “Drv8x32.wim” và “Drv8x64.wim” vào thư mục “Apps” nằm trên thư mục gốc của USB nhé.

+ Để Boot Mini XP: Các bạn dùng 7-zip mở file BootCD.iso, trích xuất lấy folder XP trong mục HBCD, sau đó
copy mục XP này vào mục HBCD trên USB là xong.

>>>> Giờ thì bạn đã có thể boot UEFI với Grub2 được rồi đó.

– Hướng dẫn Boot theo chuẩn Legacy

Các bạn có thể chọn “Grub4Dos” quen thuộc hoặc “Grub2”.

  • Ưu điểm boot Grub4Dos Legacy là ổn định, hỗ trợ cả main G31
  • Ưu điểm Grub2 là có thể tìm boot được nhiều hệ điều hành, hỗ trợ cả Grub4Dos.

cứu hộ 10

+ Để boot theo chuẩn Lagacy thì trước tiên bạn hãy nạp MBR cho USB đã nhé. Các bạn hãy chạy file BOOTICE.exe trong thư mục BootGrub2 mà bạn lúc nãy vừa giải nén ra và làm như hướng dẫn sau đây:

  • Destination Disk:  Bạn chọn đúng thiết bị USB mà bạn muốn nạp.
  • Tiếp theo chọn “Process MBR”.

cứu hộ 11

Chọn “Windows NT 5x/6x MBR” và nhấn “Install / Config” để cài đặt.

cứu hộ 12

Chọn phiên bản “Windows NT 6.x MBR” để cài.

win8pe 13

OK! Tiếp theo chúng ta sẽ nạp PBR cho USB, cách làm như sau: Bạn chọn “Process PBR”.

cứu hộ 14

Một cửa sổ hiện ra bạn chọn “GRUB4DOS 0.4.5c/.04.6a (FAT/FAT32/NTFS/ExFAT)” > nhấn “Install / Config” để thiết lập và cài đặt.

cứu hộ 15

Nếu như bạn muốn Boot theo kiểu “Grub2” thì bạn sửa lại thành G2LDR và tích vào “Version 0.4.6a” > Nhấn OK để thực hiện.

cứu hộ 16

Nếu như bạn muốn Boot theo kiểu “Grub4dos” thì bạn sửa lại thành GRLDR và tích vào “Version 0.4.6a” > nhấn OK để thực hiện.

cứu hộ 17

Đây là giao diện khi boot Legacy với Grub2:

winpe 18

Còn đây là giao diện khi boot Legacy với Grub4Dos.

win pe 19

P/s: Nếu có nhu các nhu cầu như boot vào Linux hoặc antivirus thì các bạn làm tiếp không thì có thể dừng lại ở bước trên được rồi.

Xem thêm

– Hướng dẫn boot ISO Linux và Iso Antivirus

Các bạn chỉ cần đổi tên file và copy chúng vào folder ISO trong USB là xong. Cụ thể đổi tên như sau:

+ Với Ubuntu:

  • Ubuntu 64 bit: đổi thành ubuntu-desktop-amd64.iso
  • Ubuntu 32 bit: đổi thành ubuntu-desktop-i386.iso

+ Với Gparted:

  • gparted-live-i486.iso với bản i486
  • gparted-live-amd64.iso với bản 64 bit.

+ Với Bitdefender Rescue (phiên bản mới 2014)

  • Copy file bitdefender-rescue-cd.iso vào thư mục ISO trong USB

– Hướng dẫn chỉnh sửa Menu Boot

Mặc định khi boot vào Grub2, nó sẽ gọi file Grub.cfg (file này trong mục \Boot\Grub của USB). Bạn mở file “Grub.cfg” ra sẽ thấy nó tiếp tục gọi đến file Main.cfg (mục Boot\Grub), đây chính là file hiện các dòng chọn Boot trên Menu Boot. Ví dụ 1 dòng menu Boot:

menuentry “WinPE 64bit UEFI > Dung cai Win EFI)” –class icon-windows8 {
echo “Loading WinPE 64bit UEFI….”
search –no-floppy –file –set=root /EFI/boot/8bootx64.efi
chainloader /EFI/boot/8bootx64.efi
}

Các bạn đừng quên dấu “}” ở cuối. Trên là menu boot vào WinPE ở chế độ EFI. Có nghĩa là khi bạn boot vào đây sẽ cài được windows EFI.

Chú ý sau khi copy vào: lại phải giải nén đè “Extract here”  file “efi.7z” trong USB để có được “Menu boot” như trong mục GioiThieu nhé.

Bạn tham khảo tiếp đoạn code:

if [ “${grub_platform}” == “pc” ]; then
menuentry “Boot WinPE ISO >” –class icon-iso{
configfile “${prefix}/inc-winpe.cfg”
}
fi

Đây chính là dòng để gọi 1 file cfg khác (ở đây là inc-winpe.cfg). Dòng đầu của đoạn trên có nghĩa là nếu như bạn boot ở chế độ Legacy thì mới tạo ra menu boot có tên Boot WinPE ISO.
Và đương nhiên boot ở chế độ UEFI, dòng boot trên sẽ không xuất hiện (lý do là UEFI không boot được ISO WinPE cũng như Grub4Dos). Các bạn xem file inc-winpe.cfg để biết cách thức boot 1 file ISO trong Grub2 nhé.

– Hướng dẫn chỉnh sửa theme

+ Nếu muốn tùy chỉnh theme thì các bạn để ý trong file main.cfg có dòng:

  • set default=0: Chọn Menu boot mặc định là dòng đầu tiên.
  • set timeout=10: Thời gian để boot vào menu mặc định.
  • set lang=vi: Lựa chọn ngôn ngữ là Vietnamese (cần có file vi.mo trong mục “boot\grub\locale” )

Tiếp theo bạn tìm đến dòng:

  • set gfxmode=800×600: Thiết lập độ phân giải cho Menu Boot.
  • set theme=$prefix/themes/grub2/theme1.txt: Sử dụng theme là “theme1.txt”
  • set icondir=$prefix/themes/icons: Nơi sử dụng Icon cho Menu boot

Để chỉnh cụ thể hình nền, màu sắc chữ bạn cần mở file “theme1.txt” trong mục “boot\grub\themes\grub2”

  • title-text: “Multiboot with Grub2”
  • title-color: “red”
  • message-color: “white”
  • message-bg-color: “0, 166, 183”
  • desktop-image: “background.png”
  • terminal-box: “menubox_*.png”

Như ví dụ bên trên thì tên menu boot là “Multiboot With Grub2”
Hình nền cho menu boot là file “background.png” trong mục “boot\grub\themes\grub2”

Tiếp theo trong theme1.txt:

boot_menu: Dùng để cấu hình Menu Boot.
vbox: Dùng để cấu hình chữ nhắc trong menu boot.
circular_progress: Dùng để cấu hình vòng tròn đếm thời gian.
progress_bar: Dùng để cấu hình dòng chữ đếm thời gian.

 

Lời kết

Trên đây là bài viết hoàn chỉnh về Win 8 PêE cho các bạn, nói chung là có rất nhiều cách tạo usb boot để cứu hộ máy tính, và WinPE là sự lựa chọn  của khá nhiều người bởi nó đầy đủ và linh hoạt. Các bạn có thể tạo một chiếc usb boot cứu hộ máy tính phù hợp nhất với mình bằng cách tham khảo thêm các cách tạo usb boot khác tại đây.

Tác giả bộ Win 8 PêE – Anhdv

Chỉnh sửa bài viết bởi Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Facebook Comments Box
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Paste your AdWords Remarketing code here