Cách sử dụng Task Manager trên Windows

Cách sử dụng Task Manager trên Windows – Task Manager là một tính năng có sẵn trên Windows và nó được xem là một tính năng rất hoàn hảo, bạn có thể làm được vô số việc với nó ví dụ như bạn có thể xem apps hay phần mềm nào đang chiếm tài nguyên hệ thống gây chậm máy tính hoặc tắt ứng dụng đang bị treo trên máy tính…. Và có lẽ là bất kỳ ai đang sử dụng hệ điều hành Windows thì đều nên biết cách sử dụng tính năng này.

Kể từ phiên bản Windows 8 trở lên thì giao diện của Task Manager đã được thay đổi hoàn toàn, nó đơn giản và dễ sử dụng hơn rất nhiều. Và quan trọng là nó hiển thị nhiều thông tin hơn giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng.

Vâng ! Vào vấn đề chính trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khai thác triệt để các tính năng có trong Task Manager trên Windows 8/ 8.1 và Windows 10. Bạn sẽ khám phá ra thêm nhiều điều thú vị đấy!

Cách mở Task Manager của Windows

Chúng ta có 2 cách rất đơn giản để mở Task Manager đó là sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + Esc hoặc Ctrl + Alt + Del

Task manager 1

Hoặc một cách khác đó là bạn nhấn chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager.

Task manager 2

Cách sử dụng Task Manager trên Windows

Bạn nhấn vào More details để mở rộng và xem chi tiết.

Task manager 3

1/ Tab Processes

Tab Processes sẽ hiển thị danh sách các ứng dụng, phần mềm, file hệ thống đang chạy và tiêu tốn tài nguyên là bao nhiêu.

Tại đây thì bạn hãy để ý đến 3 thông số quan trọng đó là CPU, MemoryDisk. Một khi 3 thông số này lên quá cao, nếu > 90% thì bắt đầu xảy ra tình trạng giật và lag rất khó chịu.

Task manager 4

Nếu như bạn chưa biết chắc chắn về một tiến trình nào đó, hoặc nghi ngờ nó là tiến trình gián điệp thì có thể nhấn chuột phải vào tiến trình đó và chọn Search online để tìm kiếm thông tin về tiến trình đó.

2/ Tab Performance

+ Tại đây sẽ hiển thị chi tiết tài nguyên hệ thống đang được sử dụng dạng biểu đồ. Ngoài ra, chúng ta có thể xem nhanh địa chỉ IP của máy tính mà không cần phải xem theo cách thông thường, sẽ tiết kiệm được thời gian cho bạn ?

Tại đây bạn có thể biết được các thông tin sau:

  • Connection type: Chuẩn kết nối là 802.11n.
  • IPv4 address: Địa chỉ IP của máy tính.

Task manager 5

+ Nhấn vào từng biểu đồ (phần cứng) để xem thông tin chi tiết về chúng. Ví dụ mình sẽ nhấn vào biểu đồ của Memory nhé:

Tìm hiểu về task manager 1

Tại đây thì bạn có thể biết được rất nhiều thông tin về RAM mà bạn đang sử dụng. Ví dụ nhìn vào đây bạn có thể biết được:

  • RAM bạn đang sử dụng có bộ nhớ 4GB – chuẩn DDR3.
  • In use (Compressed): Số Ram mà máy tính đang dùng.
  • Available: Số Ram còn lại của hệ thống.
  • Committed (dịch ra có nghĩa là Cam kết): Đây là tỉ số giữa bộ nhớ đã sử dụng trên tổng số có sẵn (có thể sử dụng).
  • Cached (Bộ nhớ đệm): Dung lượng Ram được sử dụng làm Cache.
  • Page (trang): Bộ nhớ ảo chia thành các unit (thành phần) nhỏ gọi lại “page”. Bộ nhớ vật lý chia thành các unit gọi lại Page frame.
  • Paged pool (có nghĩa là phân trang): Tổng dung lượng Page File (bộ nhớ ảo) mà các thành phần cốt lõi của Windows sử dụng.
  • Non-Pager pool (không phân trang): Tổng dung lượng RAM mà các thành phần cốt lõi của Windows sử dụng.
  • Speed: Tốc độ Bus Ram.
  • Slots used: Số khe cắm Ram trên máy tính.
  • Hardware reseved: Số dung lượng RAM mà phần cứng trên máy tính đang sử dụng.

+ Tiếp theo bạn hãy chuyển qua tab CPU (chíp, bộ vi xử lý) để xem các thông tin.

Tìm hiểu về task manager 2

Tại đây bạn có thể xem được các thông tin sau:

  • Intel(R) Core(TM) i5 – 5200U CPU @ 2.20GHz: Tên của chíp CPU.
  • Utillzation: Đang sử dụng 4% CPU.
  • Speed: Tốc độ hiện tại là 0,79 GHz.
  • Processes: Tiến trình đang được xử lý, như hình bên trên là CPU đang xử lý 142 tiến trình.
  • Threads (Luồng): Là một đối tượng bên trong của Process. Nó chạy những chỉ dẫn chương trình cho phép thực hiện đồng thời những hoạt động bên trong một Process.
  • Handles: Đây là một giá trị dùng để xác định duy nhất một tài nguyên , ví dụ như một file hay một Registry key, để một chương trình truy xuất nó.
  • Up time: Thời gian mà CPU đã hoạt động (liên tục).
  • Maximum speed: Tốc độ tối đa của CPU là 2,20 GHz.
  • Sockets: 1
  • Cores (nhân): Có 2 nhân.
  • Virtualization: Công nghệ ảo hóa đang được kích hoạt.

+ Tiếp tục, chúng ta hãy nhấn vào biểu đồ Disk (ổ cứng) để xem thông tin của ổ cứng.

Tìm hiểu về task manager 3

Tại đây bạn có thể biết được tên của ổ cứng, chủng loại ổ cứng mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, bạn còn có thể biết được các thông tin như sau:

  • Page file: Bộ nhớ ảo đang được bật.
  • Read speed: Tốc độ đọc của ổ cứng.
  • Write speed: Tốc độ ghi của ổ cứng.

Note: Để kiểm tra tốc độ đọc ghi của ổ cứng thì bạn hãy bật một phần mềm nào đó lên để sử dụng hoặc là copy 1 file có dụng lượng lớn từ phân vùng này qua phân vùng khác nhé.

3/ Tab App history

Tại đây chúng ta có thể xem lại lịch sử sử dụng tài nguyên của các Apps, phần này cũng không quan trọng lắm..

Task manager 6

4/ Tab Startup

Tại đây chúng ta có thể quản lý các phần mềm/ứng dụng khởi động cùng hệ thống, hoặc vô hiệu hóa chúng một cách dễ dàng.

Ví dụ ở đây mình không muốn cho phần mềm IDM khởi động cùng hệ thống nữa thì mình sẽ chọn ứng dụng IDM và nhấn vào Disable để vô hiệu hóa nó.

Task manager 7

5/ Tab Users

Tab quản lý người dùng, tại đây bạn cũng có thể tắt nhanh ứng dụng cứng đầu mà bạn muốn và thay đổi user người dùng.

Task manager 9

6/ Tab Details

Tại đây bạn có thể set quyền ưu tiên cho các ứng dụng và phần mềm, điều này giúp ứng dụng, phần mềm hay game đó chạy mượt mà và ổn định hơn. Ví dụ như Game chẳng hạn, bạn có thể Set quyền ưu tiên tài nguyên cho game để chơi mượt hơn.

Task manager 10

7/ Tab Services

Tại đây bạn có thể mở và quản lý các Service một cách dễ dàng. Đây là cách mở thay thế cho cách thông thường mà chúng ta vẫn thường dùng đó là sử dụng lệnh services.msc.

Task manager 11

Lời kết

Cách sử dụng Task Manager trên Windows – Đó là tất cả các tính năng có trong Task Manager, nói chung là để sử dụng thì cũng không có gì là khó khăn cả đúng không. Thực ra thì bạn cũng không cần thiết phải nhớ và sử dụng hết tính năng của nó, mà hãy quan tâm đến 2 tab chính đó là 2 tab đầu tiên (Processes và Performance) để có thể quản lý máy tính được tốt hơn. OK, chúc các bạn thành công!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc – ST

Facebook Comments Box
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Paste your AdWords Remarketing code here