Tôn giáo có thật hay không?
Tôn giáo có thật hay không ? Phải khẳng định rằng từ khi có loài người đã có Tôn giáo rồi dù ở dạng đơn sơ nhất, đâu phải như sử sách nói Tôn giáo mới chỉ xuất hiện vài ngàn năm nay. Nhưng thực chất của Tôn giáo là gì ? Nếu chỉ căn cứ vào hình tướng của Tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, thánh thất cộng với một tín lý và các kinh sách, giáo lý cùng các lễ nghi … thì quả là Tôn giáo có thật.
Từ ngàn xưa tác động của Tôn giáo về mặt tinh thần đối với loài người là 1 sự kiện có thật. Gần như phần lớn luôn hướng con người, dù ở đông cũng như ở tây đều bị ảnh hưởng bởi các giáo điều các Tôn giáo.
Ba đặc điểm chính của các Tôn giáo tập trung vào những sự kiện sau đây :
–Thứ nhất : Tôn giáo được tạo dựng với chủ đích nhắc nhở con người đừng tin vào khả năng chính mình.
–Thứ hai : Tôn giáo nào cũng khẳng định chân lý mà mình đưa ra là đúng, là chính xác .
–Thứ ba : Quan trọng nhất là khi đã tin vào chân lý mà Tôn giáo đó đưa ra thì không được quyền phản biện hoặc phủ nhận .
Ba đặc điểm nói trên chính là lý do giải thích tại sao Tôn giáo có khả năng khống chế, kiềm tỏa cái Tự do suy nghĩ của con người.
Hãy nhìn thực trạng thế giới ngày nay dưới sự hiện diện các Tôn giáo có lịch sử hàng ngàn, hàng chục ngàn năm chúng ta thấy được cái gì ? Nếu bảo rằng Tôn giáo giúp con người giải phóng được chính mình, khai phóng được những cái gì tiềm ẩn trong con người nhưng thực tế quan sát kỷ chúng ta thấy gì ? Con người, kể cả con người có Tôn giáo càng ngày càng đi đến chỗ hoang mang và hổn loạn, không biết được hướng của mình là đâu. Tất cả chỉ là những hứa hẹn, những chiếc bánh vẽ ảo huyền mà chính bản thân hệ thống Tôn giáo cũng không tin tưởng sự hiện hữu của nó.
Vấn đề của chúng ta ngay bây giờ là chúng ta hãy nhìn thẳng vào bản chất thật sự của Tôn giáo để nhờ Ý thức mà phân biệt được những cái gì là hư, cái gì là thật. Không còn cách nào nữa các Tôn giáo chỉ đưa ra khẩu hiệu : Hãy tin tưởng đi … Hãy tin tưởng đi … Hãy tin tưởng đi … khẩu hiệu này chính là cái vòng kim cô đưa các tín đồ vào trong cái bẩy sặp – thành công cụ. Có biết đâu rằng khi khuyến khích các tín đồ hãy hướng vào niềm tin của mình vốn đã không tưởng, nhưng thực sự ra là để giúp cho các hệ thống Tôn giáo được tồn tại. Tôn giáo cũng thế mà các chính trị gia qua hệ thống chính trị mà mình tạo dựng cũng chỉ nhằm mục đích đó mà thôi tức là để cho mình tồn tại mãi mãi. Mặc cho tín đồ, đạo hữu tự xoay sở cho cái định hướng Tâm linh của mình .
Nhiều người phản đối khi nghe nói :”Tôn giáo là thuốc phiện”. Nhưng đằng sau cái sự so sánh đó chúng ta thấy được sự thật và chỉ có những người nào nghiện thuốc phiện mới thấy được sự hấp dẫn, sự mê ly đưa dẫn con người vào thế giới huyển hoặc không tưởng . Sự mê ly đó được hổ trợ bởi những kinh sách, giáo điều, chuông trống …
Nếu quả thật như các Tôn giáo nói họ là con đường đi, giúp con người giải thoát khỏi những khổ ải trần gian thì các thảm cảnh khủng khiếp của con người thế gian này không hiện ra một cách thảm thiết như vậy. Vì còn tin tưởng vào vai trò Tôn giáo nên vào năm 2000 Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã mời các lảnh đạo Tôn giáo họp tại Hoa kỳ để giúp tìm ra giải pháp cho tình trạng hổn loạn về mọi mặt trên toàn cầu. Kết quả là chẳng có giải pháp nào cả được đưa ra. Bởi vì chính trong bản thân các Tôn giáo tự họ đã có những vấn đề mà chính họ cũng không giải quyết được ngay trong hệ thống Tôn giáo của chính mình .
Lẽ ra các Tôn giáo phải làm gương cho nhân loại và phải được thống nhất trong hệ thống của mình về mặt nhân sự, tín đồ, tín lý… Trái lại, là sự chia rẽ đối kháng rất trầm trọng trong tự thân các Tôn giáo .
Cuối cùng trước những hoang mang hổn độn của nhân loại, giải pháp duy nhất đối với mỗi con người vốn là một thực thể do Thượng Đế sáng tạo là bằng cách Ý thức qua quan sát để quay về với chính bản thể thiêng liêng của chính mình. Bản thể đó từ gốc vốn là đầy tiềm năng và rất thiêng liêng, nhưng do con người đã bị ô nhiểm quá sâu khi hội nhập vào thế gian này nên đã quên hết cội nguồn nguyên thủy của mình . Vốn chính là ông Trời con – Khối năng lượng .
Nên nhớ rằng các ô nhiểm về mặt thân xác thì với những tiến bộ KHKT thời hiện đại có thể giúp con người giải quyết được. Nhưng ô nhiểm về mặt tư tưởng, về mặt tinh thần mới là vấn đề khó. Khó nhưng vẫn có thể làm được nếu con người chịu khó quan sát những hiện tượng trên thế gian này và Ý thức được cái tiềm năng vô biên của chính mình vốn có gốc là Tự do tuyệt đối .
Đã đến lúc bức màn ảo tưởng về Tôn giáo phải hạ màn .
Ở đời sống, mỗi cá nhân Ý thức được rằng Thượng Đế luôn luôn hằng hữu trong ta, chung quanh ta và ở tất cả mọi nơi thì mọi việc đều hoàn hảo. Là Trãi nghiệm – Cộng hưởng, là Thực chứng – Cuộc đời …
Tôn giáo có thật hay không? …