Ai góp phần

Ai góp phần tạo trần điên đảo . Ai là một đại từ dùng để hỏi anh là ai ? Thường nghĩ rằng để chỉ một cá nhân nào đó, nhưng ở đây dùng để chỉ toàn thể nhân loại. Tại sao lại có sự liên lụy lớn như thế ? Do đặc tính xã hội toàn cầu hiện nay bất kể là ở nước nào, là một tu sĩ, chánh trị gia, khoa học gia… hay một người dân bình thường .

Nên nhớ lại rằng trong 3 công cụ của Thượng đế ban cho con người đó là tư tưởng, lời nói và hành động, vì nếu phân tích kỹ càng thì tư tưởng của một người tu hành (vốn được người đời kính nể) hay của một chánh khách nổi tiếng (vốn được mọi người hoan nghênh ủng hộ), hay của một khoa học gia (vồn được mọi người khen ngợi và kính trọng) … đều tạo ra một hệ quả hết sức tai hại mà chính bản thân họ không hề biết, cứ để cho bản ngã hiên ngang quãng diễn mình cho là tuyệt vời, đứng đắn, lý tưởng. Nhưng nếu quan sát kỹ toàn thể thế gian này, ta thấy càng ngày sự hổn loạn, vô trật tự, khổ đau lại càng ngày càng gia tăng với một tốc độ chưa hề có trong lịch sử loài người. Câu hỏi này có làm cho nhân loại ngạc nhiên hay không ? Chính vì toàn thể loài người chưa hiểu rõ mình là ai, mình muốn gì trong cái thế giới này, nên cứ để cho cái bản ngã của mình xúi dục mình càng ngày càng đi sâu vào cái ảo tưởng do tư tưởng của họ bày đặt ra. Họ viết sách, họ thuyết giảng, họ trình bày những học thuyết, những tín lý … coi đó như là những mẫu mực, những tiêu chuẩn và họ bắt mọi người phải đi theo. Thế mà con người có đi theo họ không ? Ta thấy rõ ràng rằng hầu như toàn nhân loại đi theo họ cả, là do cái vô minh của nhân loại, họ không ý thức được rằng họ đang đuổi bắt theo những ảo ảnh. Quên mất cái có sẳn trong mình, điểm xuất phát của mỗi người…

Những nhà tư tưởng, những triết gia thì đưa ra những quan điểm mà họ gọi là hữu phái, tả phái là chân lý tuyệt đối, nhưng qua thời gian sàng lọc, nhân loại dần dần nhận ra được rằng những triết lý đó đều đưa nhân loại đến chỗ ảo tưởng, không có lối thoát.Nhà tôn giáo thì đưa ra những giáo lý, đưa dẫn con người vào mê lộ của sự tin tưởng vào Thượng đế, những Thần linh, những giáo lý mà họ coi là chân lý tối thượng. Cái oái oăm là mỗi một tôn giáo đều luôn luôn tự cho rằng Thượng đế mà mình tin tưởng mới là Thượng đế đích thực, những giáo lý mà mình đưa ra là những giáo lý tuyệt vời, những kinh sách của tôn giáo mình là những mẫu mực mà ai muốn thoát khổ, muốn hội nhập vào với Thiên đàng phải đọc tụng để đạt mục tiêu đó. Nhà khoa học thì hảnh diện về nhũng phát minh của mình vì nghĩ rằng đó là những công cụ để giúp nhân loại phương tiện về mặt vật chất để rảnh rổi thời giờ mà nghĩ tới những chuyện cao xa hơn…

Mới nghe qua thì chúng ta cảm thấy nhà chính trị, nhà tôn giáo, nhà kinh tế, nhà triết gia đều có lý. Nhưng nếu phân tích kỹ và quan sát kỹ thì chúng ta khám phá ra rằng tất cả những người đó chỉ tạo ra những chiếc bánh vẽ mà vì ngu dốt, hay vì hám danh, hám lợi con người cứ lầm lũi đi theo. Hậu quả là đến lúc gần cuối đời con người trở nên hoang mang, chán nãn. Ở thời đại chúng ta là thời đại của sự vinh danh. Nhà chính trị, nhà triết học thì nhân danh cái học thuyết triết lý của mình để thuyết phục những người đi theo, thậm chí còn dùng cả sức mạnh để ép buộc. Nhà tôn giáo (bất kể tôn giáo nào) thì lại nhân danh cái mà họ gọi là đấng này, đấng nọ để dụ dỗ tín đồ, hy vọng sẽ đạt được tới cảnh giới an nhàn vĩnh viễn. Nhà khoa học thì sử dụng những con toán, những công thức (sản phẩm của tinh thần) để hướng con người đến sự phát triển từ mặt vật chất. Nhà kinh tế thì nhân danh học thuyết kinh tế của mình lại đưa con người đến chỗ hy vọng thế giới đầy vật chất … Và cứ thế con người lầm lũi đi theo họ, để rồi với sự chịu đựng, để ý, soi chiếu thực tế phân tích và quan sát họ mới phát hiện ra được rằng họ đang bị đưa đẩy vào con đường cùng, vào những mê lộ mà họ không thấy có hướng thoát ra .

Cho nên hiểu rằng tư tưởng là năng lượng, năng lượng luôn luôn vận động, chuyển hóa chẳng đứng yên một chỗ như ảo tưởng (sống như dòng điện 1 chiều bình ắcqui), nên thảm trạng đau đớn nhất của nhân loại là nhân loại bị thu hút mất năng lượng của mình và bị nhốt kín vào trong cái khung để rồi càng ngày càng bị khép chặt. Bởi thế khi hiểu được rằng tư tưởng là năng lượng, lời nói cũng là năng lượng, hành động cũng là năng lượng (sanh lực ở trong mình luôn đào độn – dòng điện xoay chiều đảo cực), nếu ý thức được như thế, thì loài người mới thấy được cái sự nguy hại của nhân loại trong tiến trình tiến hóa của bản thể, do tìm kiếm, trông chờ cái bên ngoài ta.

Góp phần

Đừng tưởng rằng cứ là lời nói lành của nhà tôn giáo, của nhà chính trị, của nhà đạo học là đủ đâu, nếu mình bắt chước trãi nghiệm của người khác là tự đánh mất hiện thực chính mình đang sống. Ta cần xem những lời nói đó bao hàm mục tiêu giúp con người thoát khỏi sự mê muội của ảo ảnh trần gian và có xứng đáng là chân lý để cho mọi người theo hay không. Nếu là chân lý đích thực thì nó phải có đặc tính là hiển nhiên, rõ ràng. Chứ còn dùng văn tự trần gian mà giải thích chân lý thì không còn chân lý nữa (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh). Cho nên tư tưởng không đúng chánh lý, lời nói không đúng chánh lý, hành động không đúng chánh lý chỉ đưa con người tới chỗ hoang mang lầm lạc. Vì hoang mang cho nên túng thế con người mới dùng sức mạnh, bạo lực để khống chế người khác, can dự khắp nơi, mà quên mất tự điều chỉnh, can dự ở chính mình, để lộ nguyên hình ở thực tại. Là ai, là gì …

Bức tranh toàn cảnh của nhân loại nó là như thế, cho nên người xưa thường khuyên nhau phải dùng cái tri thức trong bản thể của mình mà suy nghĩ cho chính chắn. Nhờ đó mà nhận rõ chánh, tà, thanh, trược có sẳn gốc nguồn trong bản thể (đào độn AD) đến lời nói, hành động đều thế hiện ra ở đời sống, phải đặt câu hỏi ta nghĩ về ai, ta nói với ai, ta hành động cho ai. Nên hiểu rằng con người là một toàn thể duy nhất, tất cả chúng ta là một thì ta mới ý thức được rằng : Ta nghĩ về người khác là đồng loại, ta nói với người khác là ta đang nói về ta, ta hành động về người khác chính là ta hành động cho ta… Dần dần con người ý thức được rằng ta làm cái gì cho người khác, ta cho người khác một vật gì tức là ta đang cho ta vậy..  được vận hành tự nhiên từ cái có sẳn, 3 hệ thống năng lượng trong mỗi con người (tư tưởng, lời nói, hành động) đều là năng lượng, đều cùng 1 nguồn xuất phát, chính là nguồn năng lượng vũ trụ, tức cái gọi là Thượng đế nguồn gốc sáng tạo … Chỉ trong trạng thái đó con người mới hiểu được rằng : Trời, Người (Tinh, Khí, Thần) hiệp nhất…

Cho nên vấn đề hòa bình thế giới của chúng ta nếu có được thì không phải là do sự chế tạo con người qua các học thuyết, tín lý, những chương trình, những định chế, những hệ thống…Mà chính là xuất phát từ trong bản thể, sự giác ngộ của từng cá nhân : Tự tri – Trực nhận – Chuyển hóa – Hòa họp “ … mỗi Người Chuyển thì thế Chuyển “. Ở con người Tự do

Ai góp phần …

Facebook Comments Box
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Paste your AdWords Remarketing code here